Vì sao stress có thể gây đau nhức cơ thể?

dấu hiệu stress

Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin hữu ích về việc làm thế nào mà sự căng thẳng và các cơn đau lại có mối quan hệ nội tại với nhau.

Chúng tôi thường xuyên nghe bệnh nhân đến phòng khám khá nói về những điều tương tự như: “Tôi đã có một khoảng thời gian thực sự căng thẳng ở chỗ làm và dạo gần đây lưng tôi như muốn giết chết tôi vậy, nó thực sự rất tệ”.

Chúng tôi đã gặp nhiều người xuất hiện mối tương quan giữa sự tăng-giảm mức độ đau đớn mà họ cảm nhận với mức độ căng thẳng của họ ở thời điểm đó. Chúng tôi sẽ giải thích điều này bằng cách sử dụng “các nhiệm vụ” và “các nguồn lực”. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét một tình huống để hiểu được những điều trên.

Mối liên hệ giữa các “nhiệm vụ” và “nhân sự”

Nếu tôi có 4 người và 4 nhiệm vụ để giải quyết với những nhân lực này, mọi thứ sẽ đều diễn ra tốt đẹp. Trong trường hợp này, chúng ta kiểm soát các nhiệm vụ bằng những nguồn lực sẵn có.

Tuy nhiên, nếu tôi có 4 người mà phải giải quyết 6 nhiệm vụ thì có lẽ hơi khó. Chúng ta buộc phải dàn trải 4 nguồn lực cho tất cả 6 nhiệm vụ, điều đó có nghĩa mỗi nhiệm vụ không được giải quyết hiệu quả mà chỉ được giải quyết tới một mức độ nào đó. Hoặc chúng ta tập trung 4 nhân tố trên vào 4 nhiệm vụ và bỏ lại 2 nhiệm vụ không được giải quyết. Rõ ràng không cách nào trong hai cách trên là lý tưởng cả.

Các “nhân sự” và “nhiệm vụ” tượng trưng cho điều gì?

Bây giờ, bạn hãy tưởng tượng những nhiệm vụ và nhân sự đó liên quan đến bộ não và hệ thần kinh của bạn. Chúng ta có những nguồn để chọn nhằm giải quyết các nhiệm vụ mà chúng ta gặp phải mỗi ngày. Thông thường, chúng ta giải quyết những vấn đề bù đắp từ những chấn thương trước đó. Một bệnh sử chấn thương đa dạng với nhiều chiếc xương bị gãy, các ca phẫu thuật, chấn thương phần mềm có thể gây ra nhiều vấn đề bù đắp cần phải giải quyết. Điều này có thể yêu cầu nhiều nguồn lực hơn để có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Nếu tôi có 4 người và 6 nhiệm vụ cần giải quyết, như đã đề cập ở trên, thì đây không phải là một tình huống lý tưởng nhất là khi bạn lại còn phải thực thi đống mục tiêu “khủng” trước thời hạn? Trong tình huống này, chúng ta đang bị suy giảm nghiêm trọng nguồn lực và phải dàn trải những nguồn lực có sẵn để giải quyết mọi chuyện. Thông thường, khi chúng ta phải làm nhiều việc cùng lúc mà không được chia sẻ, cơ thể càng trở nên mỏi mệt và xuất hiện nhiều cơn đau.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Văn phòng Thống kê Quốc gia Mỹ vào năm 2013:

  • 131 triệu ngày do nghỉ phép vì bệnh ở Anh Quốc vào năm 2013, giảm từ 178 triệu ngày vào năm 1993 (trung bình 4,4 ngày/người);
  • Các bệnh vặt là những lý do nghỉ phép phổ biến nhất, nhất là các chứng đau lưng, cổ và cơ là nhiều hơn bất kỳ lí do nào khác.

Bằng chứng cho thấy mỗi năm tất cả chúng ta đang mất nhiều nhân sự, năng suất do bệnh tật và các cơn đau. Nghiên cứu không được tạo ra để đánh giá sự ảnh hưởng của áp lực một cách trực tiếp, nhưng nó  rất thú vị để biết liệu rằng những người đang phải chịu đựng nỗi áp lực khủng khiếp vào thời điểm  họ  đau ốm và nhiều bệnh tật nhất hay không.

Bạn có chú ý đến mối tương quan giữa những thời kỳ bản thân bị áp lực khủng khiếp và các cơn đau tăng lên trong cơ thể của mình không?

Bạn có thường xuyên cảm thấy bản thân đang lao động quá mức có thể không?

Bạn có bao giờ xem xét đến chuyện thức ăn và hóa chất có trong môi trường có khả năng tác động tới bạn không?

Bạn không muốn biết bản thân mình có thể xoay sở đến mức nào ở thời điểm hiện tại ư? Và làm thế nào để bạn chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến nó?

Căng thẳng có mối liên hệ mật thiết với các cơn đau trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy cơ thể bị đau nhức, hãy tìm cách giải tỏa tâm trí khỏi những áp lực thường ngày nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Siêu dinh dưỡng đến từng tế bào giúp tăng cường sức khỏe, cân bằng trạng thái và tinh thần sảng khoái

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *