U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Cùng tìm lời giải đáp ngay

U nang buồng trứng có nguy hiểm không là câu hỏi của không ít bệnh nhân khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình bị khối u ở buồng trứng. U nang buồng trứng là một bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đây không phải là bệnh nan y và có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

U nang buồng trứng phần lớn là lành tính và có thể tự khỏi sau vài tháng. Tuy nhiên, vẫn có những u nang to dần hoặc bị vỡ hay xoắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe… Cùng SucKhoe360 đi tìm lời đáp cho câu hỏi u nang buồng trứng có nguy hiểm không và phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng hiệu quả.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng là sự biểu hiện bất thường về kích thước của các nang ở buồng trứng. Buồng trứng là một phần của cơ quan sinh sản của nữ giới, sản xuất trứng cùng hai nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng giải phóng ít nhất 1 quả trứng. Nang buồng trứng hình thành khi cơ thể phụ nữ rụng trứng gọi là nang chức năng làm nhiệm vụ phóng thích trứng. Những nang này thường tự biến mất mà không cần điều trị.

U nang buồng trứng là những túi nang chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu, hình thành và phát triển bên trong buồng trứng, có kích thước to hơn nang bình thường. Bất cứ phụ nữ nào trước hoặc trong khi mang thai cũng có thể bị u nang buồng trứng. 90% u nang buồng trứng là ở dạng lành tính, chỉ có 10% u phát triển thành ác tính. Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh bị u nang buồng trứng có nguy cơ phát triển thành ung thư cao hơn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Nhiều người khi nghe chẩn đoán bị u nang buồng trứng thì rất hoang mang với các câu hỏi như u nang buồng trứng có nguy hiểm không? U nang buồng trứng có gây vô sinh không? Cách điều trị u nang buồng trứng như thế nào?… Theo các bác sĩ sản khoa, nếu u nang buồng trứng được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm, bảo toàn được chức năng sinh sản.

Dấu hiệu u nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường không có bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi bạn đi khám phụ khoa và phát hiện ra sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân u nang buồng trứng có thể gây ra một trong những triệu chứng như:

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt thường bị đau vùng bụng dưới
  • Đau hố chậu
  • Đại tiểu tiện bất thường
  • Phù chân
  • Thường xuyên đau ngang thắt lưng hoặc đùi
  • Bầu vú mềm
  • Có cảm giác đầy hơi hoặc bụng to
  • Đau khi quan hệ tình dục…

Người bị u nang buồng trứng khi có các dấu hiệu dưới đây, cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ can thiệp kịp thời:

  • Đau vùng bụng dưới hoặc vùng chậu dữ dội
  • Sốt
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Thở nhanh

Những triệu chứng kể trên có thể là dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng bị vỡ hoặc xoắn có nguy cơ gây xuất huyết tử cung. Cả hai biến chứng này cần được can thiệp y khoa sớm nhằm ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản.

 

Cách điều trị u nang buồng trứng

Việc điều trị u nang buồng trứng phụ thuộc vào một số điều. Bác sĩ sẽ cân nhắc, chọn lựa phương pháp điều trị dựa vào độ tuổi của bạn, kích thước của khối u, dạng khối u và các triệu chứng đi kèm…

U nang buồng trứng có 2 dạng:

  • U nang cơ năng: Nang cơ năng được hình thành do cơ chế điều tiết trong cơ thể có nhiều biến đổi. Đây là dạng u nang thường không nguy hiểm và tự mất đi.
  • U nang thực thể: Đây là loại u nang thường sinh ra bởi một bệnh lý khác đang phát triển trong cơ thể nữ giới. Loại u này nên được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và can thiệp sớm.

Nếu phát hiện mắc u nang buồng trứng, bạn cần duy trì lịch khám phụ khoa định kỳ để theo dõi sự tiến triển của khối u. Nếu sau 2 – 3 chu kỳ kinh nguyệt, u nang có hiện tượng teo nhỏ hoặc biến mất thì dạng này không cần điều trị vì không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh. Đây là dạng u lành tính và thường gặp nhất.

Đối với các khối u vẫn tiếp tục phát triển và gia tăng kích thước thì dù là u lành tính cũng cần có sự can thiệp của y khoa. Tùy trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị nội khoa bằng cách cho dùng thuốc hay điều trị ngoại khoa là phẫu thuật. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp này đều có thể có những hạn chế như người bệnh phải chịu tác dụng phụ của thuốc, dễ bị nhiễm trùng vết mổ, chảy máu vết mổ, khối u vẫn có nguy cơ tái phát trở lại (nếu tiến hành phẫu thuật bóc tách khối u)…

Quan Lan/HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 7 dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng chuyển sang thể ác tính
  • Phân biệt dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng với ung thư buồng trứng
  • Nhận diện 4 dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp ở phụ nữ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *