Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe nên quá trình ăn uống phải kiêng khem rất nhiều. Vậy chúng ta nên xây dựng thực đơn cho người bị bệnh đái tháo đường như thế nào để đảm bảo an toàn? Vướng mắc này sẽ được ý giải qua những thông tin hấp dẫn sau đây.
1. Lựa chọn thực phẩm giữ đường huyết ổn định
Nhiều người thường nghĩ rằng thực đơn dành cho người bị bệnh đái tháo đường chỉ gói gọn trong vài món ăn cơ bản an toàn, điều đó là hoàn toàn chưa đúng. Vì trên thực tế thực đơn dành cho người đái tháo đường vô cùng đa dạng và phong phú.

Để có được những món ăn tốt cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường thì đòi hỏi thực phẩm chế biến cần phải lựa chọn đúng cách. Bên cách đó, thức ăn phải được chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày.
Đồng thời, giờ giấc ăn uống cũng cần ổn định để tránh tình trạng lượng đường huyết trong máu tăng sau bữa sáng hoặc giảm thất thường lúc xa bữa ăn. Cần lên thực đơn gồm có 3 bữa chính và 1 đến 3 bữa phụ trong một ngày.
Một bữa ăn như vậy nên cung cấp đủ các thành phần thực phẩm như: bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ. Khi cung cấp đủ các dưỡng chất như vậy thì lượng đường sẽ được đi vào máu với tốc độ từ từ, điều này rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Người bệnh nên ổn định lượng bột đường ở mỗi bữa ăn nhằm duy trì tốt lượng đường huyết trong máu. Thực đơn của bệnh nhân nên chứa nhiều chất xơ để giúp làm chậm hấp thu đường huyết, loại bỏ cholesterol thừa ra khỏi hệ tiêu hóa, giúp hạn chế bị táo bón,…
Điều lưu ý trong thực đơn của bệnh nhân đái tháo đường là nên tránh những món ăn hầm, xay, chiên, nướng, xào. Đây là những món sẽ không có lợi cho sức khỏe của người bệnh.
Khi không may mắc phải bệnh đái tháo đường thì bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn nhạt, nêm nếm gia vị mắm muối sao cho ở mức độ vừa phải. Lượng muối mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể bệnh nhân là dưới 6g. Hạn chế nạp vào những món ăn như: đồ hộp, dưa cà, xúc xích, giò lụa,…
2. Biến hóa thực đơn hàng ngày với nhiều món ăn hấp dẫn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì bệnh nhân mắc phải bệnh đái tháo đường thì nên biết cách xây dựng cho mình những bữa ăn khoa học. Để hạn chế xảy ra trường hợp ngán ngẩm với những món ăn lặp lại như: cơm, thịt lợn, rau xanh,… thì chúng ta có thể biến hóa thành nhiều món sau:

– Đối với món cơm thì chúng ta có thể thay đổi bằng các món khác như: bún, phở, bánh canh, bánh cuốn,…
– Đối với món đạm thì nên chọn mua thịt nạc bỏ phần da, nên ăn cá và các loại hải sản, bổ sung đạm thực vật như: đậu, nấm,…
– Đối với nhóm chất béo bạn nên chọn dầu thực vật như: vừng, đậu nành, đậu phộng (lạc),… Một tuần như vậy thì bạn nên bổ sung dầu cá cho mỗi bữa ăn.
– Đối với nhóm chất xơ nên chọn những loại rau cải, rau đậu,… để bổ sung vitamin cho cơ thể.
– Nhóm trái cây bạn nên chọn mua là: cam, quýt, bưởi, mận, táo, dứa,…
Như vậy, với những thông tin được chia sẻ về thực đơn cho người bị bệnh đái tháo đường, hy vọng đã giúp các bạn một phần nào đó kiến thức ẩm thực cho nhóm người bệnh này. Mong rằng, các bạn sẽ áp dụng nó vào thực đơn của mình mỗi ngày. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe dồi dào.