Người ta vẫn nói ung thư là án tử vì cuộc sống người bệnh thường không thể kéo dài được lâu. Tuy nhiên thực tế vẫn có những bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm.
Ung thư tuyến tiền liệt (khả năng chữa khỏi 100%)
Tuyến tiền liệt là bộ phận nằm phía dưới cổ bàng quang, nơi bắt đầu niệu đạo, nó góp phần trong việc sản sinh ra tinh dịch ở nam giới. Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư hay gặp nhất ở phái mạnh. Theo Globocan – một dự án của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế trực thuộc tổ chức Y tế Thế Giới – tại Việt Nam năm 2018 có 3959 ca ung thư tiền liệt tuyến và có tới 1873 ca tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, ung thư tuyến tiền liệt lại có thể được chữa khỏi hoàn toàn 100%.
Bên cạnh việc chủ động khám định kỳ và khám sàng lọc ở những đối tượng có nguy cơ cao (người cao tuổi, người bị phì đại tuyến tiền liệt, béo phì, thiếu sinh tốt D, người có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh, người tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ, ăn nhiều thịt…) thì nam giới cũng cần để ý tới các triệu chứng bất thường của cơ thể như bí đái, đái ra máu, đau lưng, đau phù chân… vì đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.
Ung thư tinh hoàn (khả năng chữa khỏi 98%)
Tinh hoàn là một phần trong bộ phận sinh dục nam, nằm trong túi bìu của dương vật. Ung thư tinh hoàn là thể ung thư hiếm gặp ở nam giới, chỉ chiếm khoảng 1% tổng số ca ung thư ở nam nhưng lại thường xảy ra trong độ tuổi thanh thiếu niên từ 15 tới 34 tuổi. Đây được coi là ung thư có tiên lượng tốt khi tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư sống được thêm 5 năm lên tới 98%, thậm chí ngay cả với bệnh nhân giai đoạn muộn (có di căn) tỷ lệ sống ước tính cũng đạt khoảng 73%.
Cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư tinh hoàn là tự kiểm tra mỗi tháng 1 lần, bằng cách nắn nhẹ hai bên tinh hoàn, kiểm tra mào tinh. Ngoài ra, nên phòng ngừa bệnh bằng cách ăn uống, tập luyện đầy đủ, tránh xa thuốc lá, rượu và kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.
Ung thư cổ tử cung (khả năng chữa khỏi 98%)
Cổ tử cung là phần nối tiếp giữa âm đạo và tử cung, được bao phủ bởi một lớp mô mỏng hình thành từ các tế bào. Khi các tế bào này phát triển bất thường, cơ thể không kiểm soát được sẽ gây ra ung thư cổ tử cung. Đây là bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 35 tới 55 (chiếm 60% các ca) và từ 55 tới 65 (chiếm 20% các ca). Tại Việt Nam, có khoảng 4.100 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, 2.400 phụ nữ tử vong hàng năm vì căn bệnh này và bệnh nhân nhỏ nhất mắc bệnh khi mới 14 tuổi.
Gần như 99% trường hợp mắc bệnh đến từ việc nhiễm trùng papillomavirus (hay còn gọi là HPV) và hầu như tất cả mọi người trong độ tuổi sinh hoạt tình dục đều bị nhiễm virus này ít nhất một lần, trong đó 50% nhiễm HPV nguy cơ cao (tuýp 16 và 18) có thể phát triển thành ung thư. Do vậy, để phòng tránh ung thư cổ tử cung, tốt hơn hết nên tránh quan hệ với nhiều người. Ngoài ra, nên giữ vệ sinh cơ quan sinh dục, tránh mang thai sớm (trước 17 tuổi) hoặc mang thai nhiều lần (từ 4 lần trở lên). Khi có những triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo, khí hư nhiều và có màu sắc, mùi khó chịu, đau tức bụng dưới, đau lưng… nên làm các xét nghiệm tầm soát để điều trị sớm. Khi được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn, bảo toàn chức năng sinh sản và sống khỏe mạnh.
Ung thư vú (khả năng chữa khỏi 93.5%)
Ung thư vú thường hình thành trong ống tuyến dẫn sữa hoặc tiểu thùy tạo sữa. Tuy nhiên, không phải chỉ có phụ nữ mới mắc ung thư vú mà nó có thể xảy ra cả ở nam giới, mặc dù tỷ lệ này hiếm hơn. Ung thư vú nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị bằng các liệu pháp đặc trị như phẫu thuật, xạ hóa trị kết hợp với các phương pháp nội tiết tố, sinh học… thì có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân hơn 5 năm với tỷ lệ 93.5%.
Ung thư vú thường gặp ở những trường hợp sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú, người hành kinh sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 50 tuổi) và những người có đột biến di truyền gen BRCA1 hoặc BRCA2. Nếu thuộc nhóm nguy cơ này, bạn nên đi khám sàng lọc 1-2 lần/năm để việc phát hiện và điều trị đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên vùng ngực – vú như: đau tức ngực, nổi cục ở tuyến vú hoặc nổi hạch ở nách, tụt núm vú, thay đổi da vùng vú… vì rất có thể đây là triệu chứng sớm của bệnh.
Ung thư da (khả năng chữa khỏi 91.5%)
Ung thư da là một trong các dạng ung thư thường gặp, phổ biến ở những người tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng (như người lao động ngoài trời, vận động viên, người thích tắm nắng…). 90% bệnh thường xuất hiện ở những vùng da hở như đầu, mặt, cổ và có tỷ lệ mắc cao hơn ở người già, người da trắng và giới tính nam. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư da vào khoảng 2,9 – 4,5/100.000 người. Tuy nhiên, ung thư da có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm.
Để phòng tránh ung thư da, chúng ta cần tránh ánh nắng trực tiếp (đặc biệt là khoảng thời gian từ 10h tới 16h), hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư (hóa chất độc hại, asen, chất phóng xạ, tia X quang) và khám những thương tổn da ở giai đoạn sớm.
Kết
Mọi người thường thấy xung quanh có những bệnh nhân ung thư sau một thời gian ngắn điều trị tử vong mà lại ít thấy trường hợp được điều trị thành công do được phát hiện sớm, do vậy, thường có suy nghĩ rằng mắc ung thư là sẽ chết, nhưng đây là suy nghĩ sai lầm.
Ngoài việc được phát hiện sớm, thời gian sống của bệnh nhân ung thư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, điều kiện sống, cơ chế sinh hoạt… Người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ, tránh xa các yếu tố gây ung thư và nhất là có suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó, chúng ta nên sử dụng nước ion kiềm để trung hòa các axit dư thừa và các gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ ung thư và thanh lọc cơ thể từ bên trong.