Mỗi khi phải dậy sớm bạn đều cảm thấy thật mệt mỏi, uể oải thiếu sức sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra cách ngủ sao để hôm sau tỉnh dậy không bị mệt mỏi
Dù là học sinh, sinh viên hay người đi làm đều có thói quen thức khuya dậy sớm. Việc không được ngủ đủ giấc này khiến bạn cảm thấy mỗi sáng mai thức dậy là một cơn ác mộng, cảm thấy mệt mỏi uể oải vô cùng.Vì vậy bạn đang tìm cách ngủ sao để hôm sau tỉnh dậy không bị mệt mỏi? Dưới đây là một số cách hay, hữu ích bạn có thể áp dụng ngay.
Cách để ngủ ngon hơn
Để hôm sau tỉnh dậy không bị mệt mỏi, uể oải thiếu sức sống, ảnh hưởng rất xấu đến năng suất công việc và sức khỏe của bản thân. Thì bạn cần tạo lập những thói quen tốt về việc ngủ đúng cách.

Tránh xa ánh sáng xanh
Có lẽ các bạn đã nghe nhắc đến nhiều từ “ánh sáng xanh” rồi đúng không? Đó là những tia sáng phát ra từ màn hình điện thoại, máy tính, ipad, tivi…Ngoài những tác dụng to lớn của những thiết bị thông minh đó đem lại, cũng đi kèm những nguy hiểm độc hại mà chúng ta không thể thấy được bằng mắt thường, đó là ánh sáng xanh.
Các chuyên gia về mắt khuyên rằng không nên dùng những thiết bị trên sau 8h tối để đảm bảo mắt của bạn không bị ảnh hưởng, gây ra nhiều tật về mắt. Đồng thời tránh gây tình trạng hormone điều hòa giấc ngủ tiết ra quá nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tuy nhiên với những người bận rộn, cần phải sử dụng điện thoại, laptop thường xuyên và lâu dài có thể cài những phần mềm bảo vệ mắt hoặc giảm ánh sáng màn hình, đeo kính chống ánh sáng xanh để có được giấc ngủ ngon nhất và khi tỉnh dậy không bị mệt mỏi.
Ngủ đủ chu kỳ
Bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao có những người chỉ ngủ 1h-2h vào ban đêm nhưng lại sung sức tràn đầy năng lượng cả ngày không? Câu trả lời đó là họ đã biết cách ngủ theo chu kỳ. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tính chu kỳ khác nhau. Nhưng được áp dụng nhiều nhất phải nói đến “Ngủ theo chu kỳ 90 phút”.
Phương pháp này rất đơn giản, ai cũng có thể áp dụng được. Một chu kỳ 90 phút sẽ chia thành 5 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Bắt đầu ngủ.
- Giai đoạn 2: Ngủ nông.
- Giai đoạn 3: Ngủ sâu.
- Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu.
- Giai đoạn 5: Ngủ mơ.

Một người thường ngủ tối thiểu 3 chu kỳ (4 giờ ngủ) và tốt nhất là 5 chu kỳ (7.5 giờ ngủ). Và thường thức dậy vào giai đoạn 1 và và 2 để khi tỉnh dậy không mệt mỏi. Công thức tính chu kỳ ngủ như sau:
Giờ thức dậy = giờ bắt đầu ngủ x 1.5 x 3 (hoặc 5 chu kỳ) + X
với X là khoảng thời gian giai đoạn 1 thường từ 15-30 phút tùy mỗi người. Sau khi tính được giờ thức dậy bạn chỉ cần đặt báo thức trong khoảng thời gian đó là đã có được giấc ngủ ngon.
Cách tỉnh dậy không mệt mỏi
Khi đã có được cách ngủ đúng đắn, bạn cũng cần có cách thức dậy để làm tăng hiệu quả của giấc ngủ.
Để đồng hồ báo thức xa khỏi giường ngủ
Khi bạn để đồng hồ ở xa, bạn sẽ phải tỉnh dậy để đi tìm và tắt đồng hồ. Việc bạn đã ra khỏi giường giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn dễ dàng thức dậy.
Tắm nước ấm sau khi tỉnh dậy
Khi mới tỉnh dậy, hẳn các bạn vẫn ngái ngủ, việc tắm này giúp cho cơ thể của bạn tỉnh táo hoàn toàn. Không những vậy còn khiến cơ thể thoải mái thư giãn, đồng thời rửa trôi mồ hôi tiết ra trong quá trình ngủ qua đêm, khiến bạn trở nên thơm tho tự tin hơn.

Tạo thói quen dậy sớm thường xuyên ít nhất 21 ngày
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mọi thói quen có thể được hình thành nếu nó liên tục lặp đi lặp lại trong 21 ngày. Có thể lúc đầu dậy sớm sẽ rất mệt mỏi và khó khăn. Nhưng sau đó sẽ trở nên quen thuộc dễ dàng hơn.
Như vậy, bài viết này đã trả lời giúp bạn câu hỏi Ngủ sao để hôm sau tỉnh dậy không bị mệt mỏi? Bạn chỉ cần áp dụng những cách trên, cộng thêm việc hoạt động nhẹ nhàng trước khi ngủ là sẽ có ngày giấc ngủ ngon lành và không còn cảm thấy mệt mỏi khi phải dậy sớm.