Sau quá trình phẫu thuật, điều mà bệnh nhân cũng như người nhà quan tâm nhất chính là sự hồi phục của vết thương. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm sóc y tế chu đáo, chúng ta cũng cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của người bệnh để đảm bảo vết thương nhanh liền và không để lại sẹo
Các loại thực phẩm nên tránh
Những thực phẩm có thể gây sẹo và dị ứng
Những thực phẩm gây sẹo
Tuy các nhà khoa học vẫn chưa có nghiên cứu riêng về cơ chế gây nên sẹo nhưng theo kinh nghiệm dân gian, để tránh để lại những vết sẹo gây mất thẩm mỹ sau này, bạn nên tránh ăn rau muống, trứng và thịt bò. Tuy đây là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, chúng lại có tác dụng phụ: rau muống là nguyên nhân gây sẹo lồi, trứng làm vết thương sau mổ trắng hơn các phần da xung quanh như bị lang ben, thịt bò khiến vết sẹo sậm màu.
Những thực phẩm gây dị ứng
Sau mổ, cơ thể chúng ta thường rất nhạy cảm, bất kỳ tác động nhỏ nào cũng có thể gây nên những phản ứng của hệ miễn dịch dẫn tới dị ứng. Dị ứng khiến vết thương sưng tấy, tăng viêm, tạo mủ, lâu lành hơn, khó khăn cho việc chữa trị, thậm chí có trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để tránh tình trạng này, chúng ta nên kiêng những loại thực phẩm có thể gây dị ứng như:
- Đồ sống: Thực phẩm chưa qua nấu chín như sushi, gỏi, nem chua… có nguy cơ chứa các loại vi khuẩn độc hại. Với cơ thể khỏe mạnh, những vi khuẩn này có thể bị hệ miễn dịch xử lý và loại bỏ. Tuy nhiên, đối với những người vừa trải qua phẫu thuật, các tế bào bạch cầu đang phải tập trung hỗ trợ cơ thể làm lành vết thương, nên chúng ta không nên sử dụng những loại đồ ăn này, tránh gây thêm áp lực cho hệ miễn dịch.
- Đồ muối chua: Tương tự như đồ sống, đồ muối chua sử dụng vi khuẩn để lên men nên không tốt cho bệnh nhân hậu phẫu.
- Đồ cay nóng: các thực phẩm cay nóng không chỉ dễ gây dị ứng, mẩn đỏ mà còn gây cảm giác khó chịu, khó tiêu cho người bệnh, tốt nhất nên hạn chế.
Những người có cơ địa dễ dị ứng dị ứng càng cần tránh xa những thực phẩm trên.
Thực phẩm khó tiêu
Các loại thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ là nguyên nhân gây nên đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng tới dạ dày và hệ vi sinh đường ruột, không tốt cho quá trình hồi phục sau mổ.
Hải sản cũng là loại thực phẩm có số lượng người bị dị ứng rất cao do hải sản có chứa nhiều protein khiến cơ thể chúng ta bị kích ứng và phản vệ.
Đồ ngọt gây nóng cho cơ thể, cản trở quá trình hấp thụ khoáng chất, sắt, kẽm, canxi… và các loại vitamin, làm giảm sức đề kháng của người bệnh. Nên tránh xa các loại kẹo bánh, nước có gas… để vết thương được nhanh lành.
Các loại thực phẩm nên ăn
Ngũ cốc nguyên hạt
Nên chọn ngũ cốc thô thay vì ngũ cốc tinh chế cho bữa ăn của bệnh nhân sau mổ. Mặc dù có thể không đẹp mắt và ngon miệng bằng, nhưng ngũ cốc nguyên hạt không chỉ ngăn ngừa táo bón, mà còn bổ sung rất nhiều protein và khoáng chất tốt cho cơ thể.
Một số thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt: cơm gạo lứt, bánh mì đen, bột yến mạch, ngô…
Rau xanh và hoa quả
Các loại vitamin có trong rau quả có tác dụng rất tốt trong việc hồi phục vết thương mổ.
Các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới, hỗ trợ làm lành vết mổ. Trong khi đó, vitamin C giúp người bệnh tăng sức đề kháng, tránh tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ… Chúng ta có thể tìm thấy những loại vitamin này trong các hoa quả như cam, quýt, bưởi, thanh long, đu đủ… và các loại rau màu xanh đậm. Bên cạnh đó, các loại rau có màu đậm còn chứa nhiều sắt, rất tốt cho quá trình bổ sung máu sau phẫu thuật.
Chất đạm
Quá trình làm lành vết thương cần rất nhiều đạm để tái tạo tế bào mới, đây cũng là nguồn thực phẩm tạo ra dưỡng chất cho máu. Bệnh nhân có thể bổ sung đạm thông qua các thực phẩm như thịt, cá, trứng, lươn và các loại đậu. Nên chọn các loại protein nạc thay vì thịt đỏ.
Sữa và sản phẩm từ sữa
Đây là các thực phẩm có nhiều khoáng chất và vitamin, hỗ trợ tích cực cho quá trình liền sẹo cũng như hồi phục sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý uống lượng sữa vừa đủ để không gây đầy hơi, có thể lựa chọn sữa tách béo, tách kem nếu cảm thấy khó tiêu.
Nước ion kiềm
Bệnh nhân sau mổ cần uống tối thiểu 1,5 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là sau cuộc phẫu thuật 48 tiếng. Khi phẫu thuật, lượng máu và nước của bệnh nhân bị hao hụt khiến cơ thể mệt mỏi nên việc bổ sung nước sau quá trình này là rất cần thiết để cơ thể bệnh nhân cảm thấy tỉnh táo. Nước cũng giúp đào thải các độc tố của thuốc gây mê, thuốc kháng sinh và hỗ trợ luân chuyển các chất dinh dưỡng để khôi phục tế bào. Uống đủ nước, nếu có thể thì nên uống nước ion kiềm được sản xuất ra từ các máy lọc nước điện giải. Loại nước này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy đỡ mệt mỏi và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Kết
Chăm sóc cho người bệnh nhanh hồi phục chưa bao giờ là việc dễ dàng. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hậu phẫu cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để giúp vết thương nhanh lành. Ngoài việc để ý tới nguồn thực phẩm cần tránh và nên sử dụng thì nước uống cũng là một yếu tố mà người bệnh cần đặc biệt chú ý.