Giống như cà phê, trà xanh là loại thức uống phổ biến ở hầu như khắp Việt Nam. Đây là loại thức uống có nhiều công dụng tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về thành phần dinh dưỡng của lá trà, cũng như cách để pha trà ngon và tận dụng được nhiều nhất các chất dinh dưỡng này.
Khám phá các thành phần dinh dưỡng từ lá trà
EGCG – chất chống oxy hóa
Trà xanh là loại thực vật có chứa EGCG (EpiGalloCatechin Gallate hay còn gọi với tên khác là Polyphenol) nhiều nhất trong tự nhiên. Đây là loại hợp chất có khả năng chống oxy hóa gấp 25 lần vitamin E và 100 lần vitamin C, nên có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa và hạn chế tốc độ phát triển các bệnh nguy hiểm tới tính mạng như ung thư, tim mạch, thoái hóa thần kinh, giảm trí nhớ, tiểu đường… EGCG cũng giúp kích thích enzym phát triển xương tới 79%.
Khi kết hợp với kháng sinh aztreonam, EGCG còn có tác dụng làm giảm khả năng kháng thuốc của các vi khuẩn, hỗ trợ quá trình điều trị được nhanh và hiệu quả hơn.
EGCG cùng với Polyphenol trong trà xanh còn có khả năng trị gàu và kích thích mọc tóc nên bạn có thể đun trà xanh để gội đầu.
Caffeine – giảm căng thẳng, mệt mỏi
Tương tự như cà phê và cacao, trà xanh cũng chứa caffeine. Đây là một chất kích thích tự nhiên, giúp tinh thần chúng ta được thư giãn, tỉnh táo, ngăn ngừa sự mệt mỏi và triệu chứng trầm cảm. Lượng caffeine trong trà xanh cũng không quá nhiều như trong cà phê để gây cảm giác bồn chồn khi hấp thụ nên an toàn hơn.
Caffeine trong trà xanh còn hỗ trợ quá trình giảm cân và duy trì trọng lượng rất hiệu quả thông qua việc thúc đẩy trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng. Nếu bạn muốn mình có thân hình thon gọn hơn, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện hợp lý, hãy bổ sung thêm trà xanh vào khẩu phần hàng ngày của mình.
Những điều cần biết khi sử dụng trà xanh
Có thể nói trà xanh là thức uống bình dân, dễ kiếm mà mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên cần phải biết cách uống thì trà xanh mới có lợi ích thật sự cho sức khỏe. Theo đó, ta cần để ý một số vấn đề sau:
Một số đối tượng không nên sử dụng trà xanh
- Những người mắc chứng khó ngủ: caffeine trong trà xanh sẽ làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, tạo cảm giác tỉnh táo nên sẽ khiến quá trình đi vào giấc ngủ của bạn trở nên khó khăn hơn.
- Người bị dạ dày và táo bón: trà xanh chứa phenol và tanin, kết hợp cùng việc kích thích bài tiết acid khiến niêm mạc dạ dày bị co thắt và gây tác động không tốt với đường ruột.
- Bệnh nhân thiếu máu, gan, tim, huyết áp: không nên sử dụng nhiều trà xanh
- Phụ nữ mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt: tanin và acid oxalic trong trà cản trở chuyển hóa sắt nên để tránh tình trạng thiếu máu, những đối tượng này tốt nhất không nên sử dụng trà.
Cách thức sử dụng
Tuyệt đối không uống trà xanh lúc đói bụng, không uống trà cùng thuốc hay rượu và không nên sử dụng nhiều hơn 3 tách trà/ngày.
Phương pháp pha trà
Để pha được một tách trà ngon và giữ nguyên được những hoạt chất có lợi trong lá chè, trước tiên chúng ta cần lưu ý tới loại nước được sử dụng để hãm trà.
Nhiệt độ nước tối ưu dùng để pha trà giao động từ 70 tới 100 độ C tùy thuộc vào từng loại trà. Nước pha trà tốt nhất là loại nước đã được lọc sạch các tạp chất, có pH khoảng 9.5. Loại nước mang tính kiềm này thường khá khó tìm thấy trong tự nhiên mà phần lớn thông qua quá trình điện giải và phân tách nước trong các loại máy lọc nước điện giải cao cấp hiện nay (máy lọc nước Kangen).
Kết
Trà xanh là thức uống tuyệt vời có khả năng giải khát và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thường xuyên sử dụng trà xanh đúng cách sẽ cải thiện cả sức khỏe bên trong lẫn vẻ đẹp bên ngoài.