Ngày nay, rất nhiều người tìm tới thiền như một liệu pháp để giữ gìn sức khỏe và chữa bệnh. Nhưng tác dụng thật sự của thiền với cơ thể là như thế nào? Liệu thiền có tốt như những gì người ta thường nói?
Thiền giúp cải thiện hoạt động của trí não
Chỉ cần 2 phút ngồi thiền mỗi ngày cũng đủ để giúp chúng ta cảm thấy thư thái hơn nhiều. Nguyên do là khi thiền, cơ thể chúng ta tiết ra chất truyền dẫn thần kinh endorphin có tác dụng tăng hưng phấn, giảm căng thẳng mệt mỏi. Bên cạnh đó, thiền giúp cơ thể tăng cường DHEA, GABA, serotonin và melatonin khiến chúng ta dễ dàng có giấc ngủ sâu, điều tiết những cảm xúc tiêu cực và giảm triệu chứng trầm cảm.
Chính vì vậy, thiền thường xuyên không chỉ giúp chúng ta cải thiện hoạt động của não bộ, tăng khả năng tập trung, mà còn hỗ trợ giảm cảm giác căng thẳng, lo âu, qua đó cải thiện tâm trạng và đem tới giấc ngủ ngon hơn.
Nhờ những lợi ích tuyệt vời mà thiền đem lại cho hệ thần kinh nên đây được coi là phương pháp luyện tập đặc biệt phù hợp với những người mắc những bệnh lý về thần kinh và trí nhớ như người già, người mắc bệnh trầm cảm… Ngoài ra, thiền cũng hỗ trợ những người có hoạt động trí não cường độ cao cải thiện sự tập trung, khả năng ghi nhớ và tư duy, sáng tạo.
Thiền giúp cải thiện hoạt động của tim mạch và huyết áp
Chúng ta đều biết rằng não bộ là cơ quan chỉ huy tất cả các hoạt động của cơ thể. Chính vì vậy sức khỏe của não bộ cũng chính là sức khỏe của cả cơ thể. Khi chúng ta bị stress, nhịp tim và huyết áp sẽ tăng cao, gây áp lực lên hệ tim mạch, khiến dễ dẫn đến tình trạng suy tim, đột quỵ hoặc thiếu ổn định đường huyết. Thiền giúp chúng ta thư giãn tâm trí, điều hòa nhịp thở, làm giảm tình trạng stress và qua đó, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tim mạch và huyết áp.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, luyện tập thiền 15 phút mỗi ngày sẽ giúp chúng ta giảm 50% nguy cơ bệnh tim mạch.
Thiền giúp giảm đau
Thông qua cơ chế tiết các hormon làm giảm căng thẳng, thiền giúp chúng ta giảm 40% cường độ các cơn đau và giảm cảm giác khó chịu do đau tới 57%. Chỉ sau 1 giờ tập thiền, với cùng cường độ tác động, khả năng chịu đựng cơn đau của chúng ta được cải thiện đáng kể so với người không thiền. Điều này có ý nghĩa rất lớn với các bệnh nhân phải thường xuyên chịu đựng các cơn đau hành hạ, đặc biệt là với những người mắc bệnh cơ xương khớp, vì thiền còn giúp thư giãn gân cốt – nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các triệu chứng đau mỏi cơ xương.
Thiền hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Luyện tập thiền giúp chúng ta giảm stress – một trong những nguyên nhân dẫn tới cảm giác thèm ăn. Không những thế, thiền còn tác động rất tích cực tới hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể giảm cholesterol, đẩy nhanh việc đốt cháy calo, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý, cũng như quá trình giảm cân an toàn cần kiên nhẫn và thời gian, việc tập luyện thiền để giảm cân cũng yêu cầu sự chăm chỉ và nhẫn nại, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Thiền tốt cho quá trình mang thai
Ngoài việc giảm căng thẳng, lo âu, điều hòa nhịp tim và tăng tuần hoàn máu, thiền còn giúp các mẹ bầu cân bằng nội tiết tố và có quá trình vượt cạn thoải mái và an toàn hơn. Chính vì thế, rất nhiều mẹ bầu coi thiền là giải pháp hữu ích cho quá trình mang thai và sinh nở được khỏe mạnh.
Kết
Có thể thấy với những tác động tích cực của thiền với sức khỏe, cộng với tính đơn giản và cơ động của các phương tiện hỗ trợ, thiền là phương pháp rèn luyện tối ưu với hầu hết mọi người.
Để đạt hiệu quả thiền tốt nhất, trước khi tập luyện chúng ta nên uống một cốc nước đầy, tốt nhất là loại nước ion kiềm giàu hydrogen, vừa để thanh lọc cơ thể, vừa đem lại cảm giác thoải mái cho thể chất và tâm trí. Chúng ta cũng cần lưu ý tới cả việc sắp xếp công việc và sinh hoạt sao cho hợp lý để dành thời gian cho luyện tập.